Site icon Điện lạnh Quốc Tùng

Những bệnh tiềm ẩn từ máy lạnh

Trời nóng nên nhà nào có điều kiện đều gắn máy lạnh, còn các văn phòng làm việc thì mở máy lạnh liên tục. Những bệnh tiềm ẩn từ máy lạnh khi ở trong phòng có máy lạnh thì thật là thích, mát mẻ, không bụi bặm, ồn ào. Nhưng ở trong phòng máy lạnh mà bước ra ngoài thì ôi thôi, cái nóng như chờ sẵn và táp vào người vậy, thật khó chịu.

Với nhu cầu phát triển các dòng máy lạnh hiện nay và với những bệnh tiềm ẩn từ máy lạnh cùng khả năng lây lan dịch bệnh ngày càng gia tăng vì vậy việt nam mắc các bệnh về máy lạnh là điều không thể tránh khỏi.

Ở trong phòng máy lạnh thì dễ chịu rồi, nhưng nếu chúng ta quá lạm dụng máy lạnh và sử dụng máy lạnh không đúng cách thì có khi sẽ có tác dụng ngựợc đấy. Lúc đó, phòng máy lạnh sẽ gây cho chúgn ta nhiều căn bệnh mà chúng ta ít ngờ tới.

nhung benh tiem an tu may lanh
nhung benh tiem an tu may lanh

Các nguyên nhân và những bệnh tiềm ẩn từ máy lạnh

Lây lan bệnh truyền nhiễm: Điều hòa nhiệt độ không được làm sạch thường xuyên, và có xu hướng bám bụi và nấm mốc, sau đó những thứ này sẽ được lưu thông xung quanh phòng. Điều này không chỉ khiến các bệnh dị ứng trầm trọng thêm mà còn gây ra tất cả các vấn đề hô hấp khác. Điều hòa nhiệt độ cũng ‘giúp’ lây lan bệnh truyền nhiễm khác qua không khí và lây nhiễm sang nhiều người cùng một lúc.

Da khô: Điều hòa nhiệt độ hút ẩm trong không khí, dẫn đến làm da bạn bị khô và bong tróc. Nếu bạn dành nhiều thời gian ở những nơi có không khí lạnh, chắc chắn rằng bạn uống nhiều nước và dưỡng ẩm làn da của bạn hàng ngày.

Bệnh về phổi: Đây là một trong những nguy cơ lớn nhất. Điều hòa làm thay đổi đột ngột nhiệt độ và độ ẩm trong phòng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ thống hô hấp.

Giảm sức đề kháng: Việc liên tục khiến cơ thể phải chịu sự thay đổi đột ngột nhiệt độ sẽ khiến sức đề kháng của cơ thể bị bào mòn nhanh chóng. Điều này sẽ khiến bạn dễ bị ốm, cảm cúm và mắc một số bệnh khác.

nhung benh tiem an tu may lanh1

Khớp bị tổn thương: Chính bới sự chênh lệch nhiệt độ giữa môi trường sử dụng máy điều hòa với môi trường bên ngoài khiến cho mạch máu co mạnh, máu không lưu thông khiến khớp bị tổn thương, bị lạnh, cứng cổ, lưng và chân tay đau.

Làm bệnh mãn tính trầm trọng hơn: Nếu bạn bị bệnh mãn tính, nó sẽ chỉ trầm trọng hơn khi ngồi trong phòng lắp điều hòa không khí. Điều này là do ngồi dưới điều hòa không khí có xu hướng làm trầm trọng thêm các triệu chứng như huyết áp thấp và viêm khớp. Nó cũng khiến bạn khó kiểm soát cơn đau.

Bệnh về dạ dày: Ngồi trong phòng điều hòa quá lâu sẽ khiến cơ thể bạn bị lạnh, làm dạ dày co thắt mạnh, gây ra một số triệu chứng như đau dạ dày, khó tiêu, nôn, tiêu chảy…

Ô nhiễm tiếng ồn: Một số máy điều hòa tạo ra những tiếng ồn vô cùng khó chịu cho người sử dụng, gây ra bệnh đau đầu cả ngày. Điều này kéo dài sẽ khiến cơ thể bạn cảm thấy mệt mỏi và không thể tập trung làm việc.

Dị ứng: Môi trường sử dụng máy điều hòa là nơi trú ngụ của rất nhiều nấm và bụi bẩn, cùng với việc không khí trong phòng kém lưu thông sẽ khiến cho bạn dễ mắc những bệnh dị ứng.

Các vấn đề về mắt: Không khí khô không chỉ ảnh hưởng đếnlàn da của bạn mà còn đến cả đôi mắt của bạn nữa, gây nên cảm giác ngứa, kích ứng và xu hướng làm cho kính áp tròng bị dính vào mắt. Điều hòa nhiệt độ cũng có thể làm trầm trọng thêm vấn đề về mắt như viêm kết mạc và viêm bờ mi.

Các bệnh từ máy lạnh

Chị Hồng Nhung, nhân viên văn phòng một công ty ở quận 1, TP.Đà Nẵng, cho biết: Từ đầu mùa nắng đến nay, người chị lúc nào cũng như ở trong tình trạng mệt mỏi do thường xuyên sổ mũi, nhức đầu, mũi lúc nào cũng khụt khịt, rất khó chịu.
nhung benh tiem an tu may lanh2
Mua thuốc ở tiệm uống mãi không khỏi, đi khám được bác sĩ chẩn đoán bị viêm mũi dị ứng, nếu không cẩn thận chăm sóc cơ thể và đặc biệt là mũi họng, chị sẽ bị viêm xoang. Làm việc trong văn phòng máy lạnh 8-10 tiếng/ngày, chị Nhung chỉ là một trong rất nhiều người mắc một trong những căn bệnh do máy lạnh mang lại.

Bệnh tiềm ẩn từ máy lạnh

Cứ mỗi lần ra vào phòng máy lạnh là cơ thể phải thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ, từ chỗ nóng vào chỗ mát, rồi từ lạnh trở lại với cái oi bức đột ngột của môi trường bên ngoài. Tình trạng thay đổi nhiệt độ chỉ kéo dài trong mấy giây đồng hồ nhưng khiến trung khu điều nhiệt của cơ thể phải làm việc cật lực, sự thay đổi này bào mòn sức đề kháng của cơ thể chẳng khác nào một cơn stress gây nên các bệnh: viêm họng, viêm mũi, viêm xoang, mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, mất ngủ…
 Ngoài các bệnh kể trên, những người thường xuyên ngồi trong môi trường máy lạnh còn có nguy cơ cao bị nhiễm vi trùng Legionella Pneumophila – vi trùng thường trú ẩn trong các ống nước của máy lạnh.
Tác hại của loại vi trùng này đã được thế giới cảnh báo từ nhiều thập niên trước do chúng rất nguy hiểm và thường gặp (chiếm 5% các trường hợp viêm phổi do vi trùng), có thể làm bệnh nhân khởi phát nhanh bệnh sưng phổi và các triệu chứng toàn thân trong vài ngày, dẫn đến tử vong. Những triệu chứng ban đầu của bệnh thường là cảm cúm, nóng sốt, sổ mũi, nặng hơn là sưng phổi kèm đau khớp, nhức đầu, tiêu chảy…
Tiến sĩ Huỳnh Tấn Tiến – Giám đốc Trung tâm Sức khỏe lao động và môi trường TP.Đà Nẵng nhận định: Mặc dù trong danh sách các bệnh nghề nghiệp chưa đề cập, cũng như chưa có số liệu thống kê cụ thể về số trường hợp mắc bệnh do làm việc trong môi trường máy lạnh nhưng trong thực tế đã có nhiều bệnh nhân đến bệnh viện điều trị bệnh hô hấp mà nguyên nhân có liên quan đến máy lạnh.
nhung benh tiem an tu may lanh3

Cách phòng tránh bệnh

Để phòng tránh các bệnh do máy lạnh đem lại, chúng ta nên thường xuyên mở cửa sổ đổi gió để đảm bảo trao đổi đối lưu giữa không khí nội – ngoại thất, mở máy sau 1-3 giờ thì tắt máy, sau đó mở cửa sổ cho không khí trong phòng thoát ra ngoài để không khí từ ngoài đi vào trong.
Cần tận dụng nhiều gió tự nhiên làm giảm nhiệt độ trong phòng, tốt nhất sử dụng thêm máy tạo ion âm. Nhiệt độ trong phòng không nên để quá thấp, nhiệt độ chênh lệch trong và ngoài phòng không quá 7oC, nếu không sau khi đổ mồ hôi đi vào trong phòng sẽ tăng gánh nặng cho trung khu điều nhiệt của cơ thể.
Khi đang đi ngoài đường nắng nóng không nên vào ngay phòng máy lạnh (hoặc để quạt thốc vào người) mà cần phải lau mồ hôi trước, tránh nhiễm lạnh đột ngột. Phòng có gắn máy lạnh nên đảm bảo vệ sinh, giảm tối đa nguồn lây nhiễm của các bệnh.
nhung benh tiem an tu may lanh4
Tốc độ gió trong phòng nên duy trì khoảng 20 cm/giây, bàn làm việc không nên xếp ngay chỗ gió thổi ra bởi vì tốc độ gió nơi đây tăng cao. Nếu cần ngồi lâu trong phòng làm việc nên mặc thêm áo, vùng gối che thêm bằng khăn… để bảo vệ thân thể, đồng thời lưu ý nghỉ giải lao, đứng dậy cử động để tăng tuần hoàn máu huyết cho cả mao mạch. Về nhà, nên tắm bằng nước ấm, tự xoa bóp và vận động để cơ thể khỏe mạnh.
Ngoài ra, cần thường xuyên vệ sinh máy lạnh bằng tia nước mạnh để thổi hết bụi bẩn và vi khuẩn bám trong dàn lạnh.
Bên cạnh đó, cần chăm sóc cơ thể bằng cách: uống nhiều nước để tránh mất nước, tạo độ ẩm, bảo vệ đường hô hấp; dùng những loại trái cây có tính giải nhiệt như nước cam, nước chanh, không nên lạm dụng nước đá vì sẽ lạnh đột ngột ở vùng họng, dễ gây bệnh. Cần đặc biệt lưu ý khi dùng máy lạnh cho người cao tuổi và trẻ nhỏ, hai đối tượng này cảm giác về nhiệt cũng như sự điều tiết nhiệt độ của cơ thể kém hơn.

Nếu không tự sửa được điều hòa bị hỏng, bạn nên liên hệ với cơ sở uy tín tại Đà Nẵng theo số điện thoại 0905.999.643 để được hỗ trợ.

Địa chỉ: 106 Cách Mạng Tháng Tám, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Đà Nẵng
Email: quoctungme@gmail.com
Hotline0905.999.643

Exit mobile version